This page uses JavaScript and requires a JavaScript enabled browser.Your browser is not JavaScript enabled.
Loading...
Skip to main content
Contribute
Trang chủ
Giới thiệu
Lịch sử phát triển
Bộ máy tổ chức
Huyện ủy
HĐND huyện
UBND huyện
UBMTTQVN huyện
Phòng ban huyện
Hội, Đoàn thể
Các cơ quan, đơn vị
Các trường THPT
Các xã, thị trấn
Di tích - Danh nhân - AHLLVT
Di tích lịch sử
Danh nhân Thăng Bình
Tập thể, cá nhân AHLLVTND
Biểu trưng huyện Thăng Bình
Tên đường thị trấn Hà Lam
Làng nghề truyền thống
Làng rau Hưng Mỹ
Làng nghề hương
Làng nghề nước mắm Cửa Khe
Thủ tục hành chính
Hệ thống Văn bản
Văn bản PL Quảng Nam
Nghị quyết của HĐND huyện
Văn bản QPPL
TBKL của HĐND huyện
TBKL của UBND huyện
Báo cáo của UBND huyện
Dự thảo văn bản
Thông tin tuyên truyền
Công khai ngân sách
Tiện ích
Hướng dẫn Qoffice
Hướng dẫn chứng thư số
Hướng dẫn một cửa điện tử
Hỏi đáp
Chủ nhật, ngày 16 tháng 03 năm 2025 | 02:21 CH
Trang chủ
Danh nhân Thăng Bình
Hà Đình Nguyễn Thuật (1842 - 1911)
08/03/2016 | 12:00 AM
.
Xem chi tiết
Tiểu La Nguyễn Thành (1863 - 1911)
08/03/2016 | 12:00 AM
Tiểu La Nguyễn Thành trước có tên là Nguyễn Hàm, tự Triết Phu, hiệu Nam Thịnh, sinh năm Quý Hợi (1863) tại làng Thạnh Mỹ, phủ Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam (nay là thôn Quý Thạnh, xã Bình Quý, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam). Ông nguyên là Tán tương quân vụ dưới thời Cần vương, có mối quan hệ mật thiết với cụ Phan Sào Nam (Phan Bội Châu) và Phan Tây Hồ (Phan Châu Trinh), là nhân vật trọng yếu ở giai đoạn tân thời.
Xem chi tiết
Trương Bá Huy (? - 1918)
08/03/2016 | 12:00 AM
Trương Bá Huy, hiệu Phước Âm, sinh vào năm nào không rõ, người làng Phước Ấm, tổng Phú Mỹ Trung, huyện Lễ Dương, tỉnh Quảng Nam, nay là xã Bình Triều, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam.
Xem chi tiết
Nguyễn Tạo (1822 - 1892)
08/03/2016 | 12:00 AM
Nguyễn Tạo nguyên tên là Nguyễn Công Tuyển, tự là Thăng Chi, sinh năm 1822 tại làng Hà Lam, phủ Thăng Hoa, nay là thị trấn Hà Lam, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam.
Xem chi tiết
Phạm Nhữ Dực (13..-1409)*
08/03/2016 | 12:00 AM
Phạm Nhữ Dực (không rõ năm sinh*) là con trai thứ năm của danh tướng Phạm Ngũ Lão (1225-1320) vốn có quê ở làng Phù Ủng, huyện Mỹ Hào, Thừa tuyên Hải Dương (nay là huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên). Sau đó ông di cư vào sống ở xã Lỗ Huyền, huyện Lôi Dương, phủ Thiệu Thiên, Thừa tuyên Thanh Hoa (nay là huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa) và trở thành thủy tổ của tộc Phạm tại đây.
Xem chi tiết
Đặng Dung (1373?-1414)*
08/03/2016 | 12:00 AM
Đặng Dung (1373-1414) là danh tướng dưới thời Hậu Trần, quê làng Tả Thiên Lộc, huyện Thiên Lộc, châu Nghệ An nay là xã Tùng Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Theo gia phả tộc Đặng thì tổ tiên 5 đời của Đặng Dung vốn cư ngụ tại Thăng Long sau đó mới di cư vào Nghệ An. Ông sinh năm Quý Sửu, 1373, trong một gia đình đại quý tộc. Ông cố là Thám hoa Đặng Bá Tĩnh làm quan đến chức Hành khiển dưới triều nhà Trần. Cha là Đặng Tất thi đậu Thái học sinh thời nhà Trần và được cử làm Đại tri châu Hóa Châu (Thừa Thiên - Quảng Trị) rồi Thăng Hoa (nam Quảng Nam), sau này được Giản Định Đế phong làm Quốc công, lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Minh, giành độc lập.
Xem chi tiết
Nguyễn Văn Trương (1740 - 1810)
08/03/2016 | 12:00 AM
Đoan Hùng quận công Nguyễn Văn Trương là người được triều Nguyễn phong là “Đệ Nhất ngũ hổ tướng Gia Định”, được triều đình, quân sĩ và nhân dân gọi bằng mĩ từ “ông phúc tướng”.
Xem chi tiết
Phạm Nhữ Tăng (1421 - 1478)
08/03/2016 | 12:00 AM
Phạm Nhữ Tăng sinh ra trong một gia tộc danh giá với nhiều võ tướng đã lập nhiều chiến công hiển hách. Ông là cháu bốn đời của danh tướng Phạm Ngũ Lão (1225-1320) đời Trần, người đã hai lần cùng quân dân nhà Trần đánh bại quân Nguyên Mông vào các năm 1258 và 1285; cháu ba đời của Phạm Nhữ Dực, một “thượng tướng bình Chiêm”, một “Đại khai tiên chỉ”, người đã nhiều lần đánh bại quân Chiêm Thành, đã được Hồ Quý Ly cử làm Chánh Đô án vũ sứ lộ Thăng Hoa vào năm 1402; là cháu nội của Đinh Thượng Hầu Phạm Đức Đề, người đã cùng cha cầm quân chống lại người Chiêm khi họ theo quân Minh chiếm lại vùng đất Thăng Hoa, Tư Nghĩa khi nhà Hồ sụp đổ vào năm 1407. Cha Phạm Nhữ Tăng là Phạm Nhữ Dự, người đã có công phù tá Lê Lợi khởi nghĩa chống lại cuộc xâm lăng của nhà Minh, giành lại độc lập cho đất nước, được Lê Thái Tổ phong tước Cao Thọ Tập Phước Hầu.
Xem chi tiết
Thiền sư Hương Hải (1628 - 1715)
08/03/2016 | 12:00 AM
Hương Hải tục gọi là Tổ Cầu, là tác giả, cao tăng, sống vào cuối thế kỷ XVII đầu thế kỷ XVIII. Không rõ tên thật của ngài, chỉ biết quê gốc ở làng Áng Độ, huyện Chân Phúc (thời Tây Sơn đổi thành Chân Lộc, năm 1889 đổi thành Nghi Lộc), phủ Đức Quang, xứ Nghệ An, nay là huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An
Xem chi tiết
Đặng Tất (1357-1409)
08/03/2016 | 12:00 AM
Đặng Tất (1357-1409) là danh tướng nước ta thời nhà Trần, sinh ra và lớn lên trong một gia đình đại quý tộc ở làng Tả Thiên Lộc, huyện Thiên Lộc, châu Nghệ An (nay là xã Tùng Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh). Theo gia phả tộc Đặng thì tổ tiên 4 đời của Đặng Tất vốn cư ngụ tại Thăng Long sau đó mới di cư vào Nghệ An. Ông nội là Thám hoa Đặng Bá Tĩnh làm quan đến chức Hành khiển dưới triều nhà Trần. Đặng Tất thi đậu Thái học sinh thời nhà Trần và được cử làm quan trong triều, được Hồ Quý Ly tin dùng.
Xem chi tiết
Đất và người Thăng Bình trong lịch sử
08/03/2016 | 12:00 AM
Thăng Bình nằm ở đông bắc tỉnh Quảng Nam. Nếu tính chiều dài bắc-nam theo địa giới tỉnh Quảng Nam hiện nay thì Thăng Bình nằm ở trung độ.Thăng Bình có thị trấn Hà Lam là huyện lỵ, cách Thành phố tỉnh lỵ Tam Kỳ 25 km về phía bắc, cách Phố cổ Hội An theo đường dọc biển chưa đầy 10 km về phía nam. Phía bắc giáp huyện Quế Sơn và Duy Xuyên, phía nam giáp huyện Phú Ninh và thành phố Tam Kỳ, phía tây giáp huyện Hiệp Đức, phía đông giáp biển Đông. Diện tích đất đai toàn huyện là 385, 60 km2 (chiếm 3,7 % diện tích cả tỉnh), dân số tính đến 2014 là 181.800 người, mật độ dân số 468 người/km2.Thăng Bình xếp thứ 12 về diện tích, xếp thứ 2 về dân số, thứ 4 về mật độ so với 18 đơn vị hành chính (huyện, thành phố trực thuộc tỉnh Quảng Nam).
Xem chi tiết
Võ Đăng Xuân (? - 1872)
08/03/2016 | 12:00 AM
Võ Đăng Xuân còn có tên là Tiến Thượng, Tiến Thảng, Tiến Tiếu, tự là Thành Chi, người làng Phô Thị, tổng An Thái Trung, huyện Lễ Dương, phủ Thăng Bình, nay là làng Phô Thị, xã Bình Tú, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam.
Xem chi tiết
Nguyễn Đạo (1803 - 1872)
08/03/2016 | 12:00 AM
Nguyễn Đạo tự là Suất Tính, thụy là Trang Khái, sinh năm 1803 tại làng Hà Lam, huyện Lễ Dương, phủ Thăng Bình, nay thuộc thị trấn Hà Lam, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Tộc Nguyễn của ông có nguồn gốc từ xã Bình Luật, huyện Thạch Hà, phủ Hà Ba, Thừa tuyên Nghệ An (nay là huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh, di cư vào lập nghiệp ở Thăng Bình từ thời “Bình Chiêm hưng quốc” của Lê Thánh Tông vào năm 1471 (1).
Xem chi tiết
Hương Cảnh
08/03/2016 | 12:00 AM
Hương Cảnh (còn gọi là Hoàng Cảnh, xã Nhẫn) tên thực là Nguyễn Cảnh, ông là hương chánh làng Hà Lam, huyện Lễ Dương, phủ Thăng Bình, cùng làng với Hà Đình Nguyễn Thuật.
Xem chi tiết
Hương Quần (...-1909)
08/03/2016 | 12:00 AM
Hương Quần tên thật là Nguyễn Quần, Nguyễn Cò, người làng Đồng Thái, huyện Lễ Dương, phủ Thăng Bình.
Xem chi tiết
Võ Vỹ (1866-1907)
08/03/2016 | 12:00 AM
Võ Vỹ sinh năm Bính Dần (1866) tại làng An Phú, Tổng An Thạnh, huyện Lễ Dương (nay là xã Bình Giang, huyện Thăng Bình). Đời ông đến gần “tứ thập” mới thôi lận đận chốn khoa trường. Số là ông thi đỗ Tú tài khoa Giáp Ngọ (1894) dưới triều Thành Thái, mãi đến năm 1901 ông mới đỗ Phó bảng. Khoa thi này có nhiều điều đặc biệt.
Xem chi tiết
Nguyễn Văn Lợi (1815-1883)
08/03/2016 | 12:00 AM
Hình mẫu lý tưởng của người “chính nhân quân tử” thưở xưa ngoài tôn thờ và thực hành đạo “tam cương” (Quân, Sư, Phụ), tuân thủ nghiêm ngặt và thực hành luân lý, đạo đức “Ngũ Thường” (Nhân, Nghĩa, Lễ,Trí. Tín) còn phải rèn luyện, trau dồi sao cho “văn võ kiêm toàn”. Chính sự “kiêm toàn” như vậy mới thể hiện được câu “kiến ngãi bất vi vô dõng dã” - thấy việc bất bình, bất nghĩa mà không làm gì, không can dự thì không phải là người dũng.
Xem chi tiết
Nguyễn Duật (1847 - 1886)
08/03/2016 | 12:00 AM
.
Xem chi tiết
Bà Lê Thị Nhâm - Mẹ tiết hạnh, con hiếu nghĩa
07/03/2016 | 12:00 AM
Bà Lê Thị Nhâm (hay Nhiệm trong bia khắc tên các bà tiết phụ của Phủ Thăng Bình) sinh năm 1832, người làng Tiên Đõa, huyện Lễ Dương-nay thuộc xã Bình Triều huyện Thăng Bình. Bà là con gái ông Lê Hữu Tánh. Ông Lê Hữu Tánh là người học giỏi có tiếng của làng. Năm Tân Tỵ 1821 ông đỗ Hương cống dưới triều Minh Mạng, được bổ làm hướng đạo huyện Bình An. Từ lúc nhỏ, bà đã theo cha đến nơi ông trấn nhậm, được cha truyền dạy chữ nghĩa, cho nên bà tinh thông kinh sử, không khác gì đấng nam nhi theo nghiệp sách đèn.
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Hướng - Người "Phiếu Mẫu” đất Hà Lam
07/03/2016 | 12:00 AM
Cuộc đời bà đẹp và thanh cao như huyền thoại. Bà sinh tại đất Hòa Vang trong một dòng họ khoa bảng: dòng họ Nguyễn Đức, làng Quan Nam, huyện Hòa Vang (nay thuộc thành phố Đà Nẵng). Người chú ruột của bà là Cử nhân Nguyễn Đức Phong, đỗ khoa thi niên hiệu Tự Đức 1 (1848), được bổ làm Hàn lâm viện điển tịch, thăng Án sát sứ Quảng Bình rồi Bắc kỳ tán tương quân vụ. Cha bà là Nguyễn Đức Hoan, sau ba khoa đều đỗ tú tài, mãi đến khoa Giáp Tý, niên hiệu Tự Đức 17 (1864) ông đỗ Cử nhân, được bổ Biên tu sử quán, sau đó làm tri phủ Thăng Bình, Quảng Nam.
Xem chi tiết
<<
1
>>
chính phủ điện tử
Bản tin tuyên truyền
OK
OK
Cancel