Đại đội V15 Bộ binh huyện Thăng Bình - Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân

Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị trong tình hình mới, nhất là Chiến dịch Xuân 1965, ngày 10 tháng 01 năm 1965, Tỉnh đội quyết định thành lập Đại đội bộ binh của huyện, mật danh V15 trên cơ sở 3 trung đội vũ trang của huyện (gồm trung đội F111, Trung đội 2, Trung đội 3) và phân công đồng chí Trần Hiếu làm Đại đội trưởng, đồng chí Doãn Dư làm Chính trị viên Đại đội.

Xã Bình Dương - 2 lần được phong tặng Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân

Xã Bình Dương nằm về phía Đông huyện Thăng Bình, cách thị trấn Hà Lam (huyện lỵ Thăng Bình) 10 km; cách tỉnh lỵ Quảng Nam (thành phố Tam Kỳ) về phía Đông Bắc khoảng 35 km. Phía Bắc giáp xã Duy Nghĩa, Duy Hải (huyện Duy Xuyên); phía Nam giáp xã Bình Minh, Bình Đào; phía Tây giáp sông Trường Giang và phía Đông giáp biển Đông.

Xã Bình Chánh - Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân

Bình Chánh là xã đồng bằng nằm về phía Tây Nam huyện Thăng Bình, cách thị trấn Hà Lam (huyện lỵ Thăng Bình) 8 km; cách tỉnh lỵ Quảng Nam (thành phố Tam Kỳ) về phía Tây Bắc 16 km. Phía Bắc giáp xã Bình Quý; phía Nam giáp xã Bình Quế; phía Tây giáp xã Bình Phú; phía Đông giáp xã Bình Tú và Bình Trung.

Huyện Thăng Bình - Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân

Huyện Thăng Bình nằm về phía Bắc tỉnh lỵ Quảng Nam, cách thành phố Tam Kỳ 25 km. Có diện tích tự nhiên 385,6 km2; dân số hiện nay có 181.455 người, mật độ dân số 471 người/km2. Phía Bắc giáp với huyện Quế Sơn và Duy Xuyên, phía Nam giáp với huyện Phú Ninh và thành phố Tam Kỳ, phía Tây giáp huyện Tiên Phước và Hiệp Đức, phía Đông giáp biển Đông. Toàn huyện có 21 xã và 1 thị trấn. Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, huyện Thăng Bình là vùng chiến lược được xem như hậu phương, hậu cứ, bảo đảm tính liên hoàn của các huyện trên địa bàn tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng.

Xã Bình Giang - Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân

Xã Bình Giang, thuộc vùng Đông huyện Thăng Bình, có chiều dài gần 12 km dọc bờ Tây sông Trường Giang, cách huyện lỵ Thăng Bình 12km; phía Bắc giáp xã Duy Thành (Duy Xuyên); phía Tây giáp xã Hương An (Quế Sơn) và Bình Phục; phía Nam giáp xã Bình Triều; phía Đông giáp sông Trường Giang và xã Bình Dương.

Xã Bình Đào - Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân

Xã Bình Đào nằm ở vùng Đông huyện Thăng Bình, có diện tích tự nhiên là 1.153 ha; trong đó đất nông lâm nghiệp thủy sản là 688,10 ha, đất phi nông nghiệp là 292,93 ha, đất còn lại là đồi cát trắng chạy dọc phía Đông của xã. Xã Bình Đào trước năm 1984 bao gồm cả xã Bình Minh bây giờ; từ năm 1984, 3 thôn ven biển của xã được tách ra để thành lập xã Bình Minh.

Xã Bình Định - Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân

Xã Bình Định (nay là xã Bình Định Bắc và Bình Định Nam) thuộc vùng trung du, nằm về phía Tây huyện Thăng Bình, cách trung tâm huyện 10 km, phía Đông giáp xã Bình Quý, phía Tây giáp xã Bình Trị, phía Bắc giáp huyện Quế Sơn, phía Nam giáp xã Bình Phú.

Xã Bình Lãnh - Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân

Xã Bình Lãnh thuộc vùng núi phía Tây của huyện Thăng Bình; cách trung tâm huyện lỵ 18 km về phía Tây, diện tích tự nhiên 19,3 km2; dân số trung bình hiện nay là 6.146 người, mật độ dân số trung bình đạt 318 người/km2. Địa hình Bình Lãnh được chia thành hai vùng rõ rệt; phía Nam có các đồi cao giáp với xã Tiên Sơn (Tiên Phước), phía Bắc giáp xã Quế Minh, Quế Châu (Quế Sơn), phía Tây giáp xã Bình Lâm (Hiệp Đức), phía Đông giáp xã Bình Trị; giữa là Quốc lộ 14E nối vùng Tây Quảng Nam với Quốc lộ 1A. Qua 2 cuộc kháng chiến, chính nhờ diện tích ½ xã nằm dọc theo núi, đặc biệt có thôn Cao Ngạn là căn cứ địa vững chắc, nên Bình Lãnh là hậu phương lớn của cách mạng.

Xã Bình Hải - Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân

Bình Hải là xã nằm phía Đông huyện Thăng Bình, cách thị trấn Hà Lam (huyện lỵ Thăng Bình) 17 km. Phía Bắc giáp xã Bình Đào và Bình Minh, phía Nam giáp xã Bình Nam, phía Tây có con sông Trường Giang và giáp xã Bình Sa, phía Đông giáp biển Đông với chiều dài bờ biển 8 km. Bình Hải có diện tích tự nhiên 1.251 ha, trong đó, đất nông lâm nghiệp thuỷ sản là 758,89 ha, đất phi nông nghiệp là 411,38 ha, đất chưa sử dụng là 80,97 ha. Hiện nay, dân số toàn xã là 6.010 người, mật độ dân số trung bình là 480 người/km2. Nhân dân chủ yếu sống bằng nghề nông nghiệp chiếm 70%; ngư nghiệp chiếm 27%; thương nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chiếm 3%.

Xã Bình Minh - Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân

Xã Bình Minh được tách ra từ xã Bình Đào vào tháng 4.1984. Là một xã vùng cát dọc bờ biển Đông, thuộc vùng Đông huyện Thăng Bình. Cách huyện lỵ Thăng Bình 9 km; phía Đông giáp biển Đông, có chiều dài 9 km; phía Tây giáp xã Bình Đào; phía Bắc giáp xã Bình Dương; phía Nam giáp xã Bình Hải, có Quốc lộ 14E chạy qua. Diện tích tự nhiên 1.182 ha, chủ yếu là đất cát bạc màu.

Xã Bình Nam - Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân

Bình Nam là xã vùng cát nằm về phía Đông Nam huyện Thăng Bình, cách trung tâm huyện khoảng 23 km; phía Nam giáp 2 xã Tam Thanh, Tam Thăng (TP. Tam Kỳ), phía Bắc giáp 2 xã Bình Hải và Bình Sa, phía Tây giáp 2 xã Bình An, Bình Trung, phía Đông giáp Biển Đông.

Xã Bình Phú - Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân

Bình Phú là xã nằm về phía Tây huyện Thăng Bình, cách thị trấn Hà Lam khoảng 16 km. Phía Đông giáp 2 xã Bình Quế và Bình Chánh; phía Tây giáp xã Bình Định Nam, phía Bắc giáp xã Bình Quý, phía Nam giáp xã Tiên Sơn (Tiên Phước) và xã Tam Lộc (Phú Ninh). Bình Phú có diện tích tự nhiên 2.672,43 ha, trong đó, đất nông lâm nghiệp thuỷ sản là 2.012,85 ha, đất phi nông nghiệp là 557,47 ha, đất chưa sử dụng là 102,11 ha. Trải qua các thời kỳ lịch sử, xã Bình Phú được chia tách, sáp nhập, hiệp xã với nhiều tên gọi khác nhau. Năm 1956, xã Bình Phú được hình thành trên cơ sở 6 thôn trong tổng số 11 thôn của xã Thăng Lãnh cũ gồm: Linh Cang, Lý Trường, Long Hội Hiệp, Ngũ Xã, Phước Hà, Đức An. Năm 1983, thôn Ngũ Xã và một phần thôn Long Hội Hiệp được tách ra để thành lập xã Bình Chánh; xã Bình Phú còn lại 5 thôn. Tháng 4 năm 1994, Bình Phú được công nhận là xã miền núi vùng thấp. Hiện nay, dân số Bình Phú có 4.059 người, mật độ dân số trung bình là 152 người/km2.

Xã Bình Nguyên - Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân

Bình Nguyên là xã đồng bằng nằm sát trung tâm huyện Thăng Bình, phía Đông giáp xã Bình Phục, phía Tây giáp xã Bình Quý, phía Nam giáp thị trấn Hà Lam, phía Bắc giáp xã Hương An huyện Quế Sơn. Bình Nguyên có diện tích tự nhiên 727,37 ha, trong đó diện tích canh tác 423,28 ha, diện tích còn lại là đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng. Toàn xã có 4 thôn; dân số trong kháng chiến chống Pháp là 2.120 người; trong kháng chiến chống Mỹ có 4.160 người; hiện nay dân số toàn xã có 6.329 người.

Xã Bình Trị - Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân

Bình Trị nằm về phía Tây huyện Thăng Bình, cách trung tâm huyện khoảng 15km về phía tây; phía Đông giáp xã Bình Định, phía Tây giáp xã Bình Lãnh, phía Nam giáp xã Tiên Sơn (Tiên Phước) và phía Bắc giáp xã Quế Châu (Quế Sơn). Với diện tích tự nhiên 19,92 km2, dân số trung bình của xã Bình Trị hiện nay là 6.626 người, mật độ dân số trung bình đạt 333 người/km2.

Xã Bình Triều - Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân

Bình Triều là xã vùng cát, trung tâm của 7 xã vùng Đông huyện Thăng Bình. Xã nằm về phía Đông Bắc của huyện, cách quốc lộ 1A khoảng 3km, cách huyện lỵ 5km. Phía Đông giáp sông Trường Giang, phía Tây giáp hai xã Bình Tú và Bình Phục, phía Nam giáp xã Bình Sa và phía Bắc giáp xã Bình Giang. Diện tích tự nhiên 1.266 ha. Dân số năm 1954 có 7.500 người; sau 30.4.1975 chỉ còn lại 4.200 người; hiện nay dân số trung bình của xã là 9.720 người.

Xã Bình Tú - Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân

Bình Tú là xã thuộc vùng Trung của huyện Thăng Bình, cách thị trấn Hà Lam (huyện lỵ Thăng Bình) về phía Nam 5 km; cách tỉnh lỵ Quảng Nam (thành phố Tam kỳ) về phía Bắc 16 km. Phía Bắc giáp xã Bình Phục; phía Nam giáp xã Bình Trung; phía Tây giáp xã Bình Chánh và Bình Quý; phía Đông giáp xã Bình Sa và Bình Triều. Bình Tú có diện tích tự nhiên 2003 ha; dân số trong kháng chiến chống Mỹ có 9.500 người, hiện nay, dân số trung bình của xã là 12.886 người.

Xã Bình Quế - Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân

Bình Quế là xã trung du của huyện Thăng Bình, cách thị trấn Hà Lam (huyện lỵ Thăng Bình) về phía Tây Nam 20 km; cách tỉnh lỵ Quảng Nam (thành phố Tam Kỳ) về phía Tây Bắc 14 km. Phía Bắc giáp xã Bình Chánh; phía Nam giáp xã Tam Thành (huyện Phú Ninh); phía Tây Bắc giáp xã Bình Phú; phía Đông giáp xã Bình An, phía Tây Nam giáp xã Tam Lộc (huyện Phú Ninh).

Xã Bình Sa - Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân

Bình Sa là xã nằm ở vùng Đông của huyện Thăng Bình, cách thị trấn Hà lam (huyện lỵ Thăng Bình) 15 km. Phía Đông có con sông Trường Giang và giáp với xã Bình Đào, Bình Hải, phía Tây giáp xã Bình Tú và Bình Trung, phía Nam giáp xã Bình Nam, phía Bắc giáp xã Bình Triều. Tổng diện tích tự nhiên là 2.040 ha, trong đó, đất nông lâm nghiệp thuỷ sản là 1.094,14 ha, đất phi nông nghiệp là 802,65ha, đất chưa sử dụng là 143,06 ha. Dân số trong kháng chiến chống Pháp có 7.221 người; trong kháng chiến chống Mỹ có 7.500 người; hiện nay, dân số trung bình toàn xã là 6.764 người, mật độ dân số trung bình là 332 người/km2. Nhân dân chủ yếu sống bằng nghề nông nghiệp chiếm 84,2%, thương mại – dịch vụ chiếm 10,8%, tiểu thủ công nghiệp chiếm 4%.