Di tích lịch sử "Vườn, nhà ông Phan Trái nơi đặt trạm cải tiến vũ khí"

Cuộc tiến công và nổi dậy của quân, dân miền Nam năm 1964 và đầu năm 1965, làm phá sản chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ. Quân Việt Nam cộng hoà suy yếu, chính quyền Sài Gòn đứng trước nguy cơ bị sụp đổ. Để cứu vãn tình thế, đế quốc Mỹ ào ạt đưa quân Mỹ chư hầu vào chiến trường miền Nam, tiến hành chiến tranh phá hoại ở miền Bắc, đưa chiến tranh lan ra khắp nước ta nh

DI TÍCH LỊCH SỬ
Vườn, nhà ông Phan Trái nơi đặt trạm cải tiến vũ khí (Tổ 8, thôn 2, xã Bình Dương huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam)
 
LÝ LỊCH DI TÍCH:  
  1. Tên gọi di tích: Vườn, nhà ông Phan Trái - Trạm cải tiến vũ  khí.
  2. Địa điểm và đường đi đến:  
  Nhà ông Phan Trái (nơi đặt trạm cải tiến vũ khí) hiện nay ở tổ 8, thôn 2, xã Bình Dương, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam.
  Từ ngã  tư Hà Lam  (Thăng Bình)  theo đường ĐT 613 về hướng Đông Bắc khoảng 19 km là đến ngã tư thôn 2. Từ đây đi về hướng Bắc theo đường liên xã khoảng 2km là đến cổng văn hoá làng Lạc Câu, từ đây rẽ về phía Tây (hướng bờ sông) khoảng 200m là đến di tích.
  3. Sự kiện lịch sử:
  Cuộc  tiến công và nổi dậy của quân, dân miền Nam năm 1964 và đầu năm 1965,  làm phá sản chiến  lược “Chiến  tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ. Quân Việt Nam cộng hoà suy yếu, chính quyền Sài Gòn đứng trước nguy cơ bị sụp đổ. Để cứu vãn tình thế, đế quốc Mỹ ào ạt đưa quân Mỹ chư hầu vào chiến  trường miền Nam,  tiến  hành  chiến  tranh  phá  hoại  ở miền Bắc,  đưa chiến  tranh  lan ra khắp nước ta nhằm ngăn chặn sự tan rã, sụp đổ của nguỵ quân, nguỵ quyền Sài Gòn.
  Mỹ  và  chư  hầu  vào  khá  đông,  được  trang  bị  vũ  khí  hiện  đại,  nhưng quân và dân Quảng Nam nói chung, Thăng Bình nói riêng cũng như các địa phương khác trong quân khu V, đã từng qua chiến đấu và chiến thắng không hề khiếp sợ giặc Mỹ, chỉ băn khoăn   là không biết đánh Mỹ bằng cách nào, lấy vũ khí gì để đánh Mỹ, trước tình hình đó, giữa năm 1965, Khu uỷ V và Mặt trận giải phóng Nam Trung bộ phát động phong trào “Toàn dân hiến kế đánh giặc Mỹ xâm lược”, “Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”.
  Hưởng ứng những lời kêu gọi trên, phong trào đánh Mỹ lan ra rộng rãi trong nhân dân, từ căn cứ rừng núi đến nông thôn đồng bằng, thành thị, nhất là  lực  lượng  vũ  trang  và  du  kích  địa  phương  đã  có  những  sáng  kiến  thiết thực trong việc Đánh Mỹ, Tại Bình Dương, từ năm 1965, nơi vườn nhà ông Phan Trái (đã hy sinh), một số đồng chí  là du kích xã như: Phan Trái, Phan Phước Phả  (hiện vẫn còn sống), Nguyễn Định, Phan Phước …đã  thành  lập tổ cải  tiến bom mìn để cung cấp cho du kích xã đánh địch,  lúc đầu do khó khăn  về  nhân  lực,  địch  lại  thường  xuyên  bố  ráp,  các  đồng  chí  chỉ  cải  tiến được ít, chưa đáp ứng đủ nhu cầu của du kích. Dần dần về sau, các đồng chí có thêm kinh nghiệm và huy động được nhiều du kích cùng tham gia cải tiến rất nhiều  lựu đạn đập  (loại  lựu đạn đập  trước khi  ném),  cải  tiến  nhiều quả bom, mìn cung cấp cho du kích xã và Huyện đội Thăng Bình, được Huyện đội đầu tư, quan tâm. Sau mỗi ngày địch pháo kích hoặc oanh tạc, các đồng chí đi thu gom tất cả các quả pháo, bom không nổ đem về tháo lấy thuốc nổ rồi sáng kiến chế tạo lại những quả lựu đạn đập, quả mìn, quả bom để đánh địch. Qua  ba  năm  hình  thành,  tồn  tại  và  phát  triển  (từ  năm  1965  –  1968), trạm cải tiến bom, mìn ở xã Bình Dương. Đặc biệt các đồng chí du kích xã, cán bộ địa phương đã có nhiều sáng kiến, áp dụng  thực  tế chiến  trường đã cải tiến được hàng ngàn quả đạn, mìn các loại… diệt hàng trăm tên địch, phá huỷ  hàng  trăm  phương  tiện  chiến  tranh  của  địch  như:  xe  tăng,  thiết  giáp, máy bay, trực thăng…
  Dụng cụ cải  tiến  lúc bấy giờ rất  thô sơ như: kéo, búa, đục (xì rô),  tôn, kẽm… thuốc nổ và vỏ các quả đạn, quả bom của địch không nổ.
  Qua  thời  gian  hoạt động  trạm  cải  tiến bom, mìn ở  xã Bình Dương  có những đóng góp to lớn vào cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của Bình Dương nói riêng, Thăng Bình Quảng Nam nói chung. Ngày nay, Đảng bộ và nhân dân xã Bình Dương luôn nhắc đến trạm cải tiến bom mìn để nhắc nhở thế hệ trẻ về một thời đấu tranh đầy cam go, gian khổ, oanh liệt nhưng cũng không  thiếu  những  sáng  kiến,  tinh  thần  sáng  tạo  học  hỏi  trong  điều  kiện, hoàn cảnh để góp phần vào công cuộc bảo vệ và giải phóng quê hương của thế hệ cha anh đi trước.
  4. Khảo tả di tích:
  Khu vực vườn, nhà ông Phan Trái năm xưa đặt  trạm cải  tiến bom mìn hiện  nay  khu  đất  rộng  không  còn  ai  ở,  nhà,  hầm  bị  chiến  tranh  phá  sạch, người hy sinh và chết do chiến tranh, vườn bỏ hoang, cây cỏ mọc tràn lan.
  5. Loại hình di tích: Di tích lịch sử
  6. Giá trị khoa học lịch sử:
  Trạm cải  tiến bom, mìn  ra đời góp phần quan  trọng vào việc bổ sung, cung cấp vũ khí kịp thời phục vụ cho kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đáp ứng được phần nào về nhu cầu vũ khí cho du kích xã, và Huyện đội Thăng Bình.
  Trạm  cải  tiến  ra đời  góp  xuất phát  từ  lòng  yêu  nước bao đời  nay  của nhân dân  ta. Dù ở bất cứ nơi đâu,  trường hợp nào hễ có giặc ngoại xâm  là cống hiến  tất cả và có nhiều sáng  tạo để phục vụ cho dân, cho nước, giành lại độc lập tự do.
  Trạm cải tiến bom mìn ra đời tại nhà ông Phan Trái là một trong những yêu cầu cấp thiết để phục vụ cho cuộc kháng chiến, góp phần vào sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước đi đến thắng lợi cuối cùng.

Tin liên quan