Di tích lịch sử "Nhà bà Nguyễn Thị Lang"

Đầu năm 1965 đế quốc mỹ ào ạt đổ quân vào miền Nam Việt Nam, mở đầu cho một cuộc chiến tranh mới, với chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” trên khắp chiến trường miền Nam, ở Quảng Nam, đế quốc Mỹ từng bước thực hiện các cuộc hành quân “Tìm diệt và bình định” tại các vùng Điện Bàn, Duy Xuyên, Đại Lộc, Thăng Bình… nhằm mở rộng lấn chiếm vùng giải phóng, đánh phá phong trào

DI TÍCH LỊCH SỬ
Nhà bà Nguyễn Thị Lang
(Tổ 4, thôn 5, xã Bình Dương huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam)
 
LÝ LỊCH DI TÍCH:  
  1. Tên gọi di tích: Nhà bà Nguyễn Thị Lang (nơi đặt trạm phẫu dã chiến).
  2. Địa điểm và đường đi đến:  
  Nhà bà Nguyễn Thị Lang  (nơi  đặt  trạm phẫu dã  chiến)  ở  tổ 4  thôn  5, xã Bình Dương, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam.
  Từ Thị Trấn Hà Lam đi theo đường ĐT 613 về hướng Đông Bắc khoảng 16km là đến chợ Bàu Bính, từ đây đi khoảng 1,5km rồi rẽ phải đi theo con đường đất khoảng 200m là đến di tích. Di tích cách UBND xã Bình Dương khoảng 2,5km.
  3. Sự kiện lịch sử:
  Đầu năm 1965 đế quốc mỹ ào ạt đổ quân vào miền Nam Việt Nam, mở đầu cho một  cuộc  chiến  tranh mới,  với  chiến  lược  “Chiến  tranh  đặc  biệt”  trên  khắp  chiến trường miền Nam,  ở Quảng Nam, đế  quốc Mỹ  từng  bước  thực  hiện  các  cuộc hành quân  “Tìm diệt  và bình  định”  tại  các  vùng Điện Bàn, Duy Xuyên, Đại Lộc, Thăng Bình… nhằm mở  rộng  lấn chiếm vùng giải phóng, đánh phá phong  trào cách mạng, ây cho quân và dân ta nhiều tổn thất.
  Tại vùng Đông Thăng Bình, đặc biệt là Bình Dương, cuộc chiến ngày càng ác liệt gấp bội phần,  thương vong của quân và dân ngày càng cao do những trận càng khốc liệt, dã man của địch vào những vùng chúng cho  là có cơ quan chủ  lực của  ta đóng giữ. Để cứu chữa kịp thời cho thương, bệnh binh và nhân dân bị thương tật trong chiến đấu cũng như  trong những  trận chống càn, Huyện uỷ đã chủ  trương phát  triển mạng lưới y tế rộng khắp. Ở thôn có tổ cứu thương, ở xã có trạm xá, ở huyện có bệnh viện cứu chữa, điều dưỡng cán bộ, du kích và nhân dân. Tại xã Bình Dương  lúc bấy giờ hông những là hậu cứ của huyện mà còn là một trong những hậu cứ của tỉnh, do vậy trạm phẫu dã chiến của huyện, tỉnh Quảng Đà đã được đặt tại thôn 4 và thôn 5 của xã.
  Một số y, bác sĩ, điều dưỡng phục vụ  tại trạm phẫu  lúc bấy giờ như: bà Nguyễn Thị Lang, bác sĩ Phương, bác sĩ Phạm Ngọc Châu..
  Thương, bệnh binh ở các xã vùng Đông và một số xã lân cận của các huyện bạn (Duy Xuyên, Hội An, Tam Kỳ) đều đưa về đây để điều trị và an dưỡng. Nhiều cán bộ, chiến  sĩ  đã  được điều  trị,  cứu  chữa  tại đây  sau  đó  lại  tiếp  tục  hoạt động,  cầm  súng chiến đấu góp phần vào thắng lợi chung của dân tộc. Trạm phẫu ra đời năm 1965 và tồn tại đến năm 1972. Năm 1970, địch chiếm Bình Dương thì Trạm phẫu được chuyển vào căn cứ lõm Bàu Bính để  tiếp tục phục vụ đến năm 1972  thì có  lệnh của Tỉnh uỷ chuyển lên vùng Tây Thăng Bình.
  4. Khảo tả di tích:
  Trạm phẩu được lãnh đạo của huyện Thăng Bình chọn nhà bà Nguyễn Thị Lang làm  trụ  sở  từ 1965 đến 1970, cơ  sở Trạm phẩu dã  chiến được phân  toả ở nhiều nơi trong các thôn 3,4,5, 6 của xã Bình Dương, huyện Thăng Bình.
  Trong khu vực Trạm phẩu dã chiến hiện nay vẫn còn một giếng nước được đào vào năm 1958, giếng này được sử dụng để làm nước sinh hoạt cho khu Trạm phẩu dã chiến và dân làng.
  Hiện nay, tại khu vực này, chính quyền địa phương đã xây dựng cho bà Nguyễn Thị Lang một ngôi nhà tình nghĩa ngay phía trước khu vực đặt Trạm phẩu xưa kia.
  Khu  Trạm  phẩu  dã  chiến  (vườn  nhà  bà  Lang)  hiện  nay  là một  khu  vực  rộng chừng 300m2, được trồng chủ yếu là 3 loại cây: Đào lộn hột, Bạch đàn, và Dương liễu.
  5. Loại hình di tích: Di tích lịch sử
  6. Giá trị khoa học lịch sử:
  Trạm  phẩu  dã  chiến  góp  phần  không  nhỏ  vào  việc  cứu  chữa,  điều  trị  kịp  thời những cán bộ, chiến sĩ đã hoạt động, chiến đấu trên địa bàn các xã vùng Đông Thăng Bình,  góp  phần  vào  thắng  lợi  chung  của  quân  và  dân  ta  trên  địa  bàn  Thăng Bình, Quảng Nam nói riêng và khu V nói chung.
  Trạm phẫu dã chiến thể hiện tinh thần sáng tạo, hết mình vì sự nghiệp giải phóng dân tộc của những người thầy thuốc mặc cho mưa bom, lửa đạn, thiếu thốn thuốc men, trang  thiết bị, cơ  sở vật  chất  còn khó khăn…nhưng họ vẫn vượt qua  tất cả để hoàn thành nhiệm vụ của Đảng, của dân tộc giao phó.

Tin liên quan